Milieu Insight và Hiệp hội FemTech Châu Á Công Bố Nghiên Cứu Mới Với Những Thông Tin Chuyên Sâu Về Bối Cảnh Femtech Ở Đông Nam Á

Một số thông tin nổi bật:

1. Tuy là một lĩnh vực mới nổi trong ngành công nghệ, femtech lại có tỉ lệ chấp nhận và sử dụng khá cao ở thị trường Đông Nam Á, với 60% phụ nữ có sử dụng các phẩm và dịch vụ femtech.
2. 54% trong số những người chưa từng sử dụng femtech trước đây cho biết họ có ý định hoặc sẽ cân nhắc sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ femtech trong tương lai gần.
3. Người tiêu dùng các sản phẩm/ dịch vụ femtech hiện tại ở thị trường Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng thêm 5% chi tiêu trong lương lai cho các sản phẩm này.
4. Cứ 10 phụ nữ ở Đông Nam Á thì có 5 người tin rằng mạng xã hội là nền tảng để chia sẻ những thông tin hữu ích và trải nghiệm cá nhân, từ đó giúp thúc đẩy các cuộc thảo luận cởi mở về sức khỏe nữ giới.

Singapore, ngày 6 tháng 6 năm 2024 – Milieu Insight, công ty nghiên cứu thị trường với phần mềm công nghệ khảo sát trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á cùng Hiệp hội FemTech Châu Á, mạng lưới ngành và tư vấn chuyên môn đầu tiên và lớn nhất khu vực với trọng tâm cốt lõi là cải thiện sức khỏe nữ giới thông qua các giải pháp công nghệ, vui mừng công bố mối quan hệ đối tác nghiên cứu chiến lược giữa hai bên thông qua việc phát hành báo cáo rất được mong chờ trong năm 2024 về “Bối cảnh Ngành công nghệ chăm sóc sức khỏe phụ nữ ở Đông Nam Á”.

Nghiên cứu này đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau trong việc tiếp nhận, sử dụng, cũng nhưng nhận thức và thái độ của nữ giới đối với ngành công nghệ chăm sóc sức khỏe phụ nữ (femtech) tại 06 quốc gia trọng điểm trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Đây là nghiên cứu mang tính toàn diện, bao trùm một loạt các chủ đề như mức độ nhận biết về femtech, thói quen sử dụng và chi tiêu của người tiêu dùng hiện tại, ý định sử dụng trong tương lai đối với những người chưa từng sử dụng femtech trước đây, vấn đề giáo dục liên quan đến sức khỏe nữ giới và sự cởi mở trong việc thảo luận các vấn đề này, cũng như tìm hiểu ảnh hưởng của truyền thông, tôn giáo, các vấn đề liên quan đến sức khỏe khi mang thai và sau sinh, cùng các vấn đề về tình trạng nội tiết tố (mãn kinh). Đây cũng là phép đo định lượng đầu tiên từ nhu cầu, chi tiêu của khách hàng cho các sản phẩm/ dịch vụ/ giải pháp femtech ở từng thị trường được nghiên cứu trong báo cáo này.

Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng phần lớn phụ nữ ở Đông Nam Á thường được giáo dục về ba chủ đề: tuổi dậy thì, các vấn đề sức khỏe liên quan đến kinh nguyệt và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) trong quá trình trưởng thành. Tuy nhiên, việc bàn luận các vấn đề này ở nơi công cộng thường được cho là không phù hợp với chuẩn mực văn hóa, với 52% phụ nữ được hỏi cảm thấy xấu hổ và sợ bị phán xét từ những người xung quanh.

ImageImage

Khi vai trò của femtech ngày càng được nâng cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói chung, nghiên cứu này đóng vai trò như một nguồn tài liệu quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách, các bên liên quan và những công ty trong ngành thấu hiểu và nắm bắt những quan điểm, hành vi của người tiêu dùng trong bức tranh về ngành công nghệ chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại Đông Nam Á.

Các thông tin chính trong nghiên cứu bao gồm:

Mức độ nhận biết và quen thuộc đối với sản phẩm/ dịch vụ/ giải pháp Femtech của phụ nữ trong các nhóm nhân khẩu học khác nhau.

Phân tích thói quen sử dụng và chi tiêu của người dùng Femtech hiện tại, từ đó nắm bắt được nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của họ.

Dự định sử dụng trong tương lai của những người hiện không sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ Femtech, từ đó cung cấp những phân tích chuyên sâu, có giá trị cho các chiến lược mở rộng và tiếp cận thị trường.

Tìm hiểu hiện trạng giáo dục sức khỏe nữ giới và mức độ tác động của các yếu tố xã hội như truyền thông và tôn giáo đến nhận thức của phụ nữ trong vấn đề chăm sóc sức khỏe phụ nữ.

Tìm hiểu các vấn đề về sức khỏe khi mang thai và sau sinh cũng như vai trò của công nghệ trong việc giải quyết vấn đề này.

Tìm hiểu các mối quan ngại liên quan đến tình trạng nội tiết tố, đặc biệt trong thời kỳ mãn kinh, và nhu cầu đối với các sản phẩm/ giải pháp đổi mới nhằm giải quyết vấn đề này.

Image

“Chúng tôi rất vui mừng khi có cơ hội hợp tác với Hiệp hội FemTech Châu Á nhằm đưa ra các thông tin hữu ích và toàn diện về bối cảnh ngành femtech ở Đông Nam Á”, trích lời Bà Juda Kanaprach, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc kinh doanh của Milieu Insight, “Nghiên cứu này không chỉ cho thấy rõ hiện trạng tiếp nhận và sử dụng các sản phẩm công nghệ chăm sóc sức khỏe phụ nữ mà còn đặt nền tảng vững chắc cho những cải tiến và mối quan hệ hợp tác trong tương lai nhằm cải thiện sức khỏe phụ nữ trong khu vực. Mục tiêu của chúng tôi là ưu tiên các tổ chức, doanh nghiệp với các ý tưởng kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á, cùng sự tôn trọng nhạy cảm văn hóa và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác chiến lược.”

Bà Lindsay Davis, người sáng lập Hiệp hội FemTech Châu Á, cho biết: “Trao quyền cho phụ nữ trong việc tận dụng công nghệ để làm chủ hành trình chăm sóc sức khỏe của chính mình là giá trị cốt lõi trong sứ mệnh của chúng tôi tại Hiệp hội FemTech Châu Á. Kết quả từ nghiên cứu này không chỉ cung cấp thông tin hữu ích minh chứng cho các nỗ lực tự vấn và vận động của chúng tôi mà còn truyền cảm hứng cho làn sóng đổi mới và đầu tư vào các giải pháp femtech phù hợp với nhu cầu của phụ nữ ở khu vực Châu Á.”

Những thông tin trong nghiên cứu này sẽ được Bà Juda Kanaprach trình bài tại hội nghị FemTech Connect Asia. Đây là sự kiện bàn tròn mang tính tiên phong về đổi mới sáng tạo trong việc chăm sóc sức khoẻ phụ nữ ở Châu Á. Trong hai ngày 20 và 21 tháng 6 năm 2024 tại Singapore, các nhà lãnh đạo tư tưởng, doanh nhân, nhà đầu tư, giám đốc điều hành tại các tập đoàn đa quốc gia và những người quan tâm từ khắp Châu Á sẽ cùng hướng tầm mắt vào ngành femtech – hay còn được gọi là ngành công nghệ chăm sóc sức khỏe phụ nữ.

Báo cáo chi tiết về “Bối cảnh Ngành công nghệ chăm sóc sức khỏe phụ nữ ở Đông Nam Á” hiện đã có sẵn để mua trên website Milieu Insight & Hiệp hội FemTech Châu Á.

This press release has also been published on VRITIMES